Giỏ hàng (0 sản phẩm)
Hiện chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!
Tạm tính
0 VND
Mẹo và Khám phá
Ngưu Lang Chức Nữ hay Ông Ngâu Bà Ngâu gắn liền với lễ Thất Tịch mùng 7/7 Âm lịch hằng năm trong văn hóa Việt Nam. Sự tích về Ngưu Lang Chức Nữ không chỉ là một câu chuyện tình yêu lãng mạn mà còn là một phần trong giá trị văn hóa quý giá của người Việt. Đọc bài viết sau của FM Style để hiểu rõ về ngày này nhé.
>>> Xem thêm: Lễ Thất Tịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa |
Ngưu Lang Chức Nữ (chữ Hán: 牛郎織女) là câu chuyện cổ tích nổi tiếng xuất phát từ Trung Quốc, còn được biết đến với tên gọi khác trong ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu.
Truyện được cho là xuất hiện từ thời nhà Hán và phổ biến qua lễ Thất Tịch hằng năm. Sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam với nhiều biến thể phù hợp với văn hóa từng nước.
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ cũng gắn liền với sự hình thành của chòm sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair) cùng với dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng bảy âm lịch ở Việt Nam.
Câu chuyện này mang thông điệp về tình yêu chân thành và lòng kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn của số phận. Nó đã được truyền tụng qua nhiều thế hệ và là một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian của các nước châu Á.
Ngày xưa, ở làng Ngưu Gia nằm ở phía tây Nam Dương, có một chàng trai tên Ngưu Lang. Anh thông minh, nhân hậu, nhưng vì cha mẹ qua đời sớm, Ngưu Lang phải sống cùng với anh trai và chị dâu. Chị dâu là người rất độc ác, thường hành hạ và bắt anh làm việc cật lực.
Vào một ngày mùa thu, chị dâu bắt Ngưu Lang mang theo 9 con bò và yêu cầu anh phải có 10 con mới được về nhà. Ngưu Lang không có cách nào khác, buộc phải rời khỏi làng cùng với đàn bò.
Anh một mình chăn bò trên núi, lo lắng không biết đến lúc nào mới có được 10 con bò để về nhà. Bỗng nhiên, một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên và mách rằng ở núi Phục Ngưu có một con bò già ốm nặng. Anh hãy chăm sóc và nuôi nấng con bò ấy, khi bò khỏi bệnh, anh có thể dẫn nó về nhà.
Nghe theo lời bụt, Ngưu Lang tìm thấy con bò già và chăm sóc cẩn thận cho nó. Cuối cùng, bò già khỏi bệnh và tiết lộ rằng mình là bò tiên bị đày xuống trần gian vì vi phạm luật cấm.
Bò già cho Ngưu Lang biết rằng khi nó chết, anh hãy dùng da của nó làm giày, đi giày này sẽ có thể lên thiên đình.
Khi bò già chết, làm theo di nguyện của nó anh đã lột da bò và làm thành đôi giày để bay lên thiên cung. Anh đã gặp Chức Nữ tại đây. Chức Nữ lúc bấy giờ là con gái út của Vương Mẫu chịu trách nhiệm dệt mây ngũ sắc trên trời.
Cả hai yêu nhau và Chức Nữ đã lén xuống trần gian để sống hạnh phúc cùng lang quân. Chức Nữ còn mang tằm từ thiên đình xuống và dạy dân làng cách nuôi tằm, rút tơ, dệt vải.
Nhưng niềm hạnh phúc không kéo dài được lâu, Ngọc Hoàng Đại Đế và Vương Mẫu Nương Nương biết chuyện đã ép Chức Nữ về thiên đình và cách xa Ngưu Lang
Ngưu Lang dùng giày da bò và cưỡi mây lên thiên đình tìm Chức Nữ. Bị ngăn cách bởi dòng sông Thiên Hà, cả hai chỉ biết nhìn nhau và rơi nước mắt.
Tình yêu chung thủy của họ đã làm chim khách cảm động. Hàng nghìn chim khách bay đến bắc cầu Ô Thước để hai người gặp nhau. Vương Mẫu Nương Nương cũng đồng ý cho phép hai người gặp mặt tại cầu Ô Kiều vào mùng 7 tháng 7 hàng năm.
Ngưu Lang, một chàng trai chăn bò, tình cờ gặp bảy tiên nữ xinh đẹp đang tắm. Anh lấy trộm váy của họ và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra.
Trong số các tiên nữ, Chức Nữ là người xinh đẹp và tốt bụng nhất. Cô đồng ý cưới Ngưu Lang sau khi anh nhìn thấy thân thể trần tục của cô.
Chức Nữ và Ngưu Lang sống hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, Thiên Hậu, mẹ của Chức Nữ, không chấp nhận việc con gái mình kết hôn với một người phàm. Bà đã tạo nên một con sông trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang mãi mã.
Chức Nữ phải vĩnh viễn dệt vải trên bờ sông, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và nuôi hai con của họ.
Cảm thấy xúc động cho Ngưu Lang và Chức Nữ đàn quạ đã nối thành một cây cầu để cả hai được gặp nhau.
Ngọc Hoàng cũng động lòng trước tình yêu chung thủy của họ, nên cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau một lần trong năm vào ngày 7/7 Âm lịch.
Lễ Thất Tịch tại Hàn Quốc thường được gọi là lễ Chilseok. Chilseok rơi vào khoảng thời gian khi thời tiết nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu.
Đây là thời điểm quan trọng trong nông nghiệp Hàn Quốc, khi những cơn mưa đầu mùa giúp tưới mát và làm mềm đất, chuẩn bị cho việc trồng trọt và nuôi dưỡng các loại cây trồng.
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Hàn Quốc không khác gì với nguyên bản Trung và Việt Nam chỉ thay đổi tên ở hai nhân vật chính là Gyeonwu và Jiknyeo.
Ở Nhật Bản, sự tích Ngưu Lang Chức Nữ được gọi là "Tanabata" (七夕). Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và phổ biến nhất trong nền văn hóa Nhật Bản, được diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.
Tanabata kể về câu chuyện tình yêu của hai ngôi sao trên bầu trời, là sao Chức Nữ (Orihime) và sao Ngưu Lang (Hikoboshi) bị chia cắt bởi sông Ngân Hà (Amanogawa).
Theo truyền thuyết, Chức Nữ là một cô gái tinh nghịch và thông minh, nàng được giao trách nhiệm dệt vải cho Thiên Hoàng. Còn Ngưu Lang là một chàng trai chăm chỉ, chăn nuôi bò trên trời.
Tình yêu giữa Chức Nữ và Ngưu Lang ngày càng mạnh mẽ và họ quyết định kết hôn. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, họ lơ là và bỏ bê công việc của mình.
Thái tử Thiên Hoàng tức giận và chia cắt họ bằng sông Ngân Hà. Họ chỉ được gặp nhau một lần trong năm, vào ngày Tanabata. Khi đó, quạ tinh sẽ tạo thành cầu Ô Thước để cho Chức Nữ và Ngưu Lang gặp nhau.
Trong một số dị bản được thêu dệt, Ngọc Hoàng, hay cha của Chức Nữ, là người đã tách đôi tình nhân ra để họ chú tâm vào công việc thay vì chuyện yêu đương.
Đồng thời, nếu Ngưu Lang có thể tu thành tiên, thì Ngọc Hoàng cùng với Vương Mẫu sẽ cho họ được ở bên nhau nuôi con mãi mãi và không bao giờ chia lìa.
Ý nghĩa của ngày Ngưu Lang - Chức Nữ là một câu chuyện tình yêu chung thủy và mong ước hạnh phúc lứa đôi.
Lễ hội Ngưu Lang - Chức Nữ không chỉ là dịp để kỷ niệm câu chuyện tình yêu huyền thoại của hai người, mà còn là cơ hội để người dân cầu nguyện cho hạnh phúc, tình yêu và sự gắn kết trong gia đình và đôi tình nhân.
Ngày này cũng thể hiện lòng tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu và hy vọng rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với tất cả mọi người.
>>> Xem thêm: Tập hợp caption thả thính ngày Thất Tịch |
Dưới đây là một số ví dụ về các tác phẩm và lễ hội được truyền cảm hứng từ câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ ở một số nước Đông Á:
Âm nhạc:
Thơ:
Văn học và Truyện cổ tích:
Âm nhạc:
Phim ảnh:
Ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch là phong tục đặc biệt ở nhiều quốc gia châu Á. Tại Trung Quốc, phụ nữ thường tụ tập ăn đậu đỏ và uống rượu Nhân Mã để chúc cho mình khéo léo và tài năng.
Tại Hàn Quốc, ngày Thất Tịch là "Chilseok". Trong ngày này, người dân thường ăn bánh xôi đậu đỏ (patjuk) và bánh bơ hạnh nhân (songpyeon). Bánh xôi đậu đỏ thơm ngon và quyến rũ, tượng trưng cho sự hạnh phúc và tràn đầy trong tình yêu.
Ở Việt Nam, ngày Thất Tịch nổi tiếng với việc ăn chè đậu đỏ thoát ế và cầu mong sự vững bền cho các cặp đang hạnh phúc.
>>> Xem thêm: Bên cạnh chè đậu đỏ, nên ăn gì mùa Thất Tịch |
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ ở mỗi nước có những khác biệt nhất định tuy nhiên vẫn giữ đúng nguyên thể của câu chuyện và giá trị nhân văn được tạo ra trước đó. Được biết mùa thất tịch năm 2023 sẽ rơi vào ngày 22/8 dương lịch, chúc bạn có một ngày thất tịch hạnh phúc bên người thương. Đừng quên theo dõi trang blog tin tức của FM để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
Chuyên mục tin tức
Chuyên mục sản phẩm
Khuyến mãi